Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

(chotlo247.me) Nhân dịp kỉ niệm 46 năm ngày Giải phóng miền Nam 30/4/1975 - 30/4/2021, admin Chotlo xin giới thiệu sơ lược về lễ kỉ niệm đặc biệt này.

Xem dự đoán soi cầu xổ số Miền Bắc hôm nay tại đây:

soi cầu MB

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Với ý chí kiên cường, bất khuất, quân dân cả nước đã đánh thắng các chiến lược chiến tranh hiện đại nhất của kẻ thù, lập nên chiến thắng hào hùng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mang lại niềm vui trọn vẹn cho cả dân tộc Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý, quý trọng độc lập, tự do trên thế giới.

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Chiến thắng ngày 30/4/1975 là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc

Sau Hiệp định Geneva năm 1954, miền Bắc có hòa bình, toàn Đảng toàn dân chung tay ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng hành cùng đồng bào miền Nam đấu tranh với Mỹ - Ngụy nhằm thống nhất đất nước. Ở miền Nam, chính quyền tay sai đã thẳng tay đàn áp rất đẫm máu phong trào đấu tranh yêu nước, đòi địch phải thi hành hiệp định, tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất Tổ quốc.Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân miền Nam đã tiến hành thành công cuộc Đồng khởi trên toàn miền, làm thất bại chính sách xâm lược bằng “chủ nghĩa thực dân kiểu mới” của Mỹ. Chính quyền và lực lượng vũ trang cách mạng được thành lập, đánh dấu bước trưởng thành và lớn mạnh của cách mạng miền Nam.

Có sự chi viện của miền Bắc, chiến tranh cách mạng ở miền Nam phát triển ngày càng vững mạnh. Quân dân ta đã kiên cường chiến đấu, đánh thắng các chiến lược "chiến tranh đặc biệt”, "chiến tranh cục bộ”. Trước sức mạnh ưu thế về quân sự của địch, ta đã tìm ra cách đánh rất độc đáo, sáng tạo chưa từng có trong lịch sử chiến tranh: Bất ngờ, đồng loạt tổng công kích và tổng khởi nghĩa trên toàn miền. Đặc biệt với chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968, lúc kẻ thù chủ quan, mất cảnh giác nhất. Cách đánh kết hợp giữa trong đánh ra-ngoài đánh vào, giữa tiến công quân sự với nổi dậy giành quyền làm chủ của nhân dân là những nhân tố vô cùng quan trọng để ta giành phần thắng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Cuộc tổng tiến công đó đã gây chấn động thế giới, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", mở ra thời cơ thuận lợi để Đảng ta chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh trên các mặt trận quân sự, chính trị, binh vận và ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp đánh thắng kẻ thù.

Đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã bước vào giai đoạn quyết định. Trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao, ta đều giành thắng lợi to lớn. Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của đế quốc Mỹ có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Để cứu vãn tình thế, ngày 6/4/1972, Tổng thống Mỹ Níchxơn vội vã ra lệnh tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc với quy mô lớn hơn, tính chất ác liệt, tàn bạo hơn nhiều so với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Mỹ sử dụng máy bay chiến lược B52 đánh phá các tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng... quân và dân ta đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm, đánh bại các cuộc tập kích đường không của địch. Thắng lợi này làm cho cục diện chiến tranh chuyển hướng có lợi cho ta, trong khi phía Mỹ không đạt được mục tiêu đề ra của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ. Đỉnh điểm, trận “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 kết thúc với chiến thắng oanh liệt của quân và dân miền Bắc. Khiến Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và chấp nhận họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam. 
Ngày 27/1/1973 Hiệp định Pari về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” được ký kết. Thắng lợi to lớn, toàn diện đó đánh dấu bước phát triển quan trọng của cách mạng miền Nam, mở ra thời cơ thuận lợi để ta rút ngắn thời gian chuẩn bị và tiến hành cuộc tổng tiến công chiến lược giải phóng miền Nam.

Bước phát triển mới trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là Đảng ta đã vận dụng sáng tạo phương thức tác chiến: Kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với nổi dậy đấu tranh giành chính quyền của nhân dân. Vì vậy, chỉ sau gần một tháng tổng tiến công, ta đã mở liên tiếp hai chiến dịch tiến công chiến lược ở Tây Nguyên và Huế-Đà Nẵng, cùng nhiều chiến dịch khác, tiêu diệt, làm tan rã toàn bộ quân địch ở vùng 1, vùng 2 chiến thuật, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy, giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung và nhiều địa bàn quan trọng khác. Thắng lợi giành được đã tạo ra lực, thế và thời cơ thuận lợi để ta tiến hành chiến dịch quyết định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bước phát triển trong chỉ đạo chuẩn bị và tiến hành chiến dịch quyết định này là: Trong thời gian rất ngắn ta đã “thần tốc” cơ động tập trung lực lượng tương đương 5 quân đoàn, tạo sức mạnh ưu thế để tiêu diệt địch. Bên cạnh đó, ta đã sử dụng cách đánh rất táo bạo, sáng tạo, đó là: Bất ngờ, đồng loạt tiến công từ 5 hướng bằng sức mạnh hiệp đồng quân và binh chủng, tiêu diệt các sư đoàn địch phòng ngự ở tuyến ngoài. Tổ chức các binh đoàn thọc sâu, nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu trọng yếu bên trong thành phố. Trước sức tiến công nhanh, mạnh của các binh đoàn chủ lực, thế trận quân địch bị phá vỡ từng mảng, hệ thống chỉ huy của ngụy mất hiệu lực, các tầng lớp nhân dân nổi dậy giành chính quyền. Trưa 30-4-1975, chế độ tay sai Việt Nam cộng hòa hoàn toàn sụp đổ.

Chiến thắng 30/4 là một trong những mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đó là biểu tượng sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, đỉnh cao của khí phách và trí tuệ của con người Việt Nam. Suốt 30 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cả dân tộc kiên cường chiến đấu hy sinh để đi tới thắng lợi trọn vẹn “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, “Bắc Nam sum họp”…